当前位置:首页 > Thế giới > Soi kèo góc AS Roma vs Frankfurt, 03h00 ngày 31/1 正文
标签:
责任编辑:Bóng đá
Phải nói rằng, ông chú buôn đất trong câu chuyện trên, dù không có bằng cấp, học cao, nhưng là một người có năng lực quản lý và đầu tư tài chính rất tốt. Từ tài nguyên vốn ban đầu mà cha mẹ để lại, ông chủ nhà trọ đã sử dụng vốn rất thành công. 10 cây vàng thừa kế của ông ngày xưa không phải là tài sản lớn lắm, nhưng biến chúng thành 12 căn nhà Sài Gòn bây giờ lại cực kỳ giá trị. Việc gia tăng giá trị tài sản gấp nhiều lần như vậy, rõ ràng là ông chú không chỉ thành công nhờ may mắn.
Về phần anh thanh niên, ra trường đi làm được 5 năm, có nghĩa là độ tuổi khoảng chừng 27-28. Ở độ tuổi này mà có hai bằng đại học và một bằng Thạc sĩ, chứng tỏ anh là một người có năng lực và chịu khó cày ải. Anh thanh niên còn rất trẻ, nhưng mức lương thực nhận hằng tháng đã lên tới 20 triệu đồng cũng là điều mà nhiều người mơ ước.
Tôi muốn nhấn mạnh rằng, cả ông chú buôn đất và anh thanh niên có nhiều bằng cấp đều giỏi ở những khía cạnh khác nhau. Và họ hoàn toàn không sai khi lựa chọn hướng đầu tư của mình. Có điều, từ câu chuyện ấy, tôi nhận ra mấy vấn đề sau trong xã hội hiện đại:
1. Chính sách thuế còn mất cân bằng
Anh thanh niên thu nhập thấp nhưng phải đóng thuế đầy đủ, còn ông chú thu nhập cao nhưng khoản thuế phải nộp ít hơn. Điều này cũng dễ hiểu khi mà anh thanh niên làm việc cho doanh nghiệp, mà doanh nghiệp thì phải kê khai tài chính rõ ràng với nhà nước, nên mặc dù thu nhập thấp hơn, anh thanh niên vẫn phải đóng thuế. Còn ông chú buôn đất cho thuê trọ, thuê nhà theo diện cá nhân, nhà nước khó quản lý, nên không thu thuế của ông.
Ở đây, tôi không phê bình ông chú trốn thuế, tôi cũng không khen ngợi anh thanh niên đóng thuế đầy đủ vì đó là trách nhiệm. Tôi chỉ lo ngại rằng chúng ta chưa tạo ra sự cân bằng trong công cụ thuế khi chỉ tập trung vào những "con cá nhỏ" (anh thanh niên) mà để lọt nhiều "con cá lớn" (ông chú buôn đất).
Nhà nước không truy thu được thuế của những người như ông chủ nhà trọ sẽ là một thiệt hại lớn cho ngân sách, nhất là khi mà mức thu nhập thực tế của ông chú gấp hơn 10 lần anh thanh niên. Trong khi đó, thuế thu nhập cá nhân lại là sắc thuế lũy tiến, nên mức thuế mà ông chú phải đóng lẽ ra phải là rất lớn. Về lâu dài, ông chú sẽ càng ngày càng giàu, anh thanh niên lại ngày càng khó khăn. Từ đó, sự phân hóa giàu - nghèo trong xã hội sẽ càng ngày càng lớn.
>> Tôi ưu tiên mua nhà cho thuê trước khi đầu tư lĩnh vực khác
2. Bất động sản 'người ăn không hết, kẻ lần chẳng ra'
Ông chú có thu nhập 250 triệu đồng một tháng, chỉ tiêu hết ba triệu, ăn đồ từ thiện và không đóng thuế, như vậy mỗi năm ông chú tiết kiệm được 2,964 tỷ đồng. Với số tiền này, mỗi năm ông chú có thể mua thêm được một căn nhà. Qua năm thứ hai, ông chú đã có 13 căn nhà. Giả sử rằng mỗi căn nhà mới mua cho thuê được 20 triệu một tháng, như vậy mức thu nhập của ông chú đã tăng lên 270 triệu đồng tháng, tương đương khoản dành dụm 3,204 tỷ đồng một năm (đã trừ chi tiêu).
Và nếu năm đó ông chú lại tiếp tục mua thêm một căn nhà nữa, qua năm thứ ba, ông chú có 14 căn nhà cho thuê, thu nhập 290 triệu một tháng, tương đương 3,444 tỷ một năm. Và ông tiếp tục mua nhà... Nếu cứ tiếp tục áp dụng công thức mua nhà, cho thuê và lại mua nhà như vậy, đến khi ông 90 tuổi, cộng với thu nhập từ việc cho thuê nhà liên tục tăng qua mỗi năm, tôi ước tính ông có thể sở hữu từ 80 đến 100 căn nhà trước khi lìa đời. Cậu con trai của ông, nếu sống cuộc sống giống cha mình, thì khi cậu bằng tuổi ông ấy bây giờ, cậu có thể sở hữu từ 200-300 căn nhà.
Tất nhiên, trên đây chỉ là một bài toán vui vì rất khó để thực tế xảy ra giống như vậy, bởi còn nhiều biến cố không lường trước (bệnh tật, ốm đau...). Nhưng nhìn vào thực tế đó, có thể thấy, anh thanh niên và thế hệ sau ngày càng khó mua nhà, vì nguồn cung nhà ở sẽ ngày càng khan hiếm do những người như cha con ông chú đã thâu tóm hết và đẩy giá tăng cao.
Qua vấn đề này, ta thấy việc đặt ra hạn mức sử dụng đất ở đối với mỗi cá nhân là vô cùng cần thiết. Đất ở (không phải đất sản xuất hay đất kinh doanh thương mại) là tài nguyên chung của quốc gia. Mà đã tài nguyên chung của quốc gia thì mỗi cá nhân sinh sống trong đó đều xứng đáng được sở hữu như nhau. Việc một cá nhân sở hữu nhiều đất ở là không sai, nhưng nó gián tiếp cản trở khả năng sở hữu đất ở của những người khác trong xã hội.
Suy cho cùng mỗi cá nhân cũng chỉ cần một nơi để ở. Do đó, một người chỉ nên được sở hữu một đơn vị đất ở (ví dụ một căn nhà) mà thôi. Việc sở hữu căn nhà thứ hai được xem là vượt quá nhu cầu ở của họ. Nếu một người sử dụng căn nhà thứ hai của họ để cho thuê thì không nên xem đây là nhà ở nữa mà phải xem nó là một công cụ kinh doanh và thu lợi nhuận. Từ đó, chính sách thuế của nhà nước đối với các căn nhà thứ hai, thứ ba cũng phải khác để đảm bảo công bằng xã hội.
Mỗi người có một quan điểm sống và nhân sinh quan khác nhau nên rất khó để nói ai đúng, ai sai. Tôi chỉ muốn chia sẻ quan điểm của mình, hy vọng tất cả chúng ta sẽ cùng chung tay đóng góp để xây dựng một xã hội tốt đẹp, bình đẳng hơn.
>> Quan điểm của bạn thế nào? Gửi bài tại đây. Bài viết không nhất thiết trùng với quan điểm VnExpress.net.
" alt="Ông chú buôn đất lấy mất cơ hội của anh thanh niên hai bằng đại học"/>Ông chú buôn đất lấy mất cơ hội của anh thanh niên hai bằng đại học
Năm 1993, ông Phương và bà Xuyến nên duyên vợ chồng. Một năm sau bà Xuyến sinh con. Bà phải ở nhà chăm con nên kinh tế phụ thuộc vào việc đi rừng, làm thuê của ông Phương.
‘Năm 1994, vợ chồng tôi để dành được 5 triệu đồng. Cả làng tôi lúc đó ai cũng đi nhặt phế liệu về bán. Tôi lúc đó bận con nhỏ nên không đi được. Tôi nghĩ, sao mình không mua của họ bán lại kiếm lời. Công việc này có thể làm tại nhà, chủ động được thời gian chăm con’, bà Xuyến nói về lý do mở cửa hàng kinh doanh phế liệu từ chiến tranh 25 năm trước.
Những quả bom để ngoài trời, gặp nắng mưa lâu ngày bị rỉ sét. |
Để công việc thuận tiện, hai vợ chồng họ phân chia, bà Xuyến ở nhà vừa trông con nhỏ vừa mua hàng và quản lý tài chính, còn ông Phương thì phân loại hàng, tìm các mối để xuất hàng đi…
Thời gian đầu, tháng nào bà cũng mua được khoảng 5-6 tấn. ‘Nhà tôi khi đó lúc nào cũng đầy vỏ vật liệu nổ. Kinh doanh các phế liệu chiến tranh, vợ chồng tôi luôn đặt an toàn lên hàng đầu. Với những quả bom, mìn… khi kiểm tra chưa tháo hết thuốc nổ nhất định tôi không mua’, bà Xuyến nói về nguyên tắc khi làm việc và lý do suốt gần 30 kinh doanh vặt liệu nổ không có những chuyện buồn xảy ra.
Một tháng bà xuất hàng đi các nơi 3-4 lần, mỗi lần 3-4 xe tải đến bốc hàng. Làm không hết việc, bà phải nhờ anh em, mướn thêm người làm.
Sắt vụn mua chưa xuất đi được, bà Xuyến để tạm từng đống sau hè. |
Ông Trần Văn Đậm, 60 tuổi là hàng xóm của bà Xuyến. Ông cho biết, vợ chồng bà Xuyến trước đây là một trong những hộ giàu nhất thôn Tân Hiệp từ việc kinh doanh phế liệu. ‘Căn nhà bà ấy trước đây buôn bán phế liệu rất tấp nập. Tôi nhặt được cũng mang đến đó bán’, ông Đậm kể.
Giọng bà Xuyến rầu rĩ: ‘Trước đây, tôi mua được nhiều hàng, xuất đi cũng được. Mấy năm nay, người dân ở làng tôi bỏ nghề nhặt phế liệu rồi. Vài tháng tôi mới mua được một quả bom, mấy cân phế liệu của mấy người đi rừng. Hàng mua khó, xuất đi cũng khó, nhiều khi tôi còn bị lỗ vốn’.
Sau căn nhà vườn của vợ chồng bà, 10 vỏ bom loại lớn và loại nhỏ nằm chỏng chơ dưới đất, bên cạnh là đống sắt vụn đang trong giai đoạn rỉ sét, hao mòn dần. Bà Xuyến cho biết, số hàng này bà mua khoảng hơn 6 tháng qua, giá mua vào 10.000 đồng/kg sắt.
‘Từng đó hàng độ khoảng hơn hai tấn hàng, nhưng giá mua vào cao bán ra chưa được giá nên tôi cứ để đó’, giọng bà Xuyến rầu rĩ.
Mua bán ế ẩm, ông Phương giao cửa hàng cho vợ con quản lý để làm chuồng, nuôi bò. Hàng ngày, ông dẫn bò ra đồng cho ăn cỏ rồi chuyện vãn với mấy người trong làng. Còn bà Xuyến mở thêm tiệm tạp hóa bán nước uống, đồ ăn vặt, rau, thịt cá kiếm thêm thu nhập.
Việc mua bán bom, mìn ế ẩm, bả Xuyến phải mở thêm tiệm tạp hóa tại nhà kiếm thêm thu nhập. |
Lý giải về lý do việc kinh doanh của nhà mình ế ấm, bà Xuyến nói: ‘Bây giờ, tôi bán tạp hóa là chính, mua phế liệu chỉ là phụ thôi. Nghề nhặt bom mìn mang về tháo thuốc nổ đi bán nguy hiểm lắm, bỏ mạng, mất chân tay lúc nào không hay. Nói thật, tôi đi rừng thấy bom nổi lên mặt đất chỉ gọi cho đội chuyên rà phá đến chứ không tự làm đâu’.
Ông Hoàng Liên Sơn, Chủ tịch UBND xã Cam Tuyền cho biết, trước đây, Tân Hiệp có 5 hộ gia đình thu mua phế liệu từ chiến tranh, trong đó có vợ chồng bà Xuyến. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn hộ bà Xuyên còn hoạt động.
Lý giải về lý do các chủ vựa thu mua phế liệu bỏ nghề, ông Sơn cho biết, do người dân ở Tân Hiệp nhận thấy những nguy hiểm khi nhặt bom, mìn về cưa ra, tháo bỏ thuốc nổ nên họ bỏ nghề. ‘Việc rà, phá bom mìn đã có lực lượng có chuyên môn, có đủ máy móc làm việc. Việc người dân tay không đi làm việc sẽ gặp nguy hiểm nên chúng tôi vận động, thậm chí cấm nên họ đã tuân theo. Hiện người dân Tân Hiệp chủ yếu làm rừng, buôn bán, chăn nuôi, đi làm xa...’, ông Sơn nói.
Còn một ngày nữa mới đến Giáng sinh nhưng người dân Sài Gòn đổ về trung tâm thành phố vui chơi, chụp ảnh dưới những ánh đèn lung linh.
" alt="Cuối đời đi chăn bò của vợ chồng ông chủ buôn sắt vụn, từng giàu nhất làng"/>Cuối đời đi chăn bò của vợ chồng ông chủ buôn sắt vụn, từng giàu nhất làng
Chuyện tình yêu của Duy Mạnh và Quỳnh Anh được công chúng chú ý khi Duy Mạnh thuộc lứa cầu thủ tài năng, còn Quỳnh Anh là con gái út của cựu chủ tịch CLB Bóng đá Sài Gòn.
Quỳnh Anh từng tâm sự, cô ấn tượng với cầu thủ sinh năm 1996 bởi làn da trắng nổi bật và hành động ga lăng nhường ghế cho cô trong lần gặp đầu tiên.
Được biết, phải mất một năm theo đuổi, trung vệ đội tuyển Việt Nam mới thuyết phục được Quỳnh Anh làm bạn gái của anh.
Trải qua 4 năm tìm hiểu và yêu nhau, cặp đôi đã quyết định về chung một nhà vào ngày 9/2.
Chú rể và cô dâu sẽ đãi tiệc tại hai địa điểm là sân bóng ở quê chú rể (Đông Anh, Hà Nội) và khách sạn sang trọng tại Hà Nội - nơi hai người lần đầu gặp nhau.
Xem thêm ảnh cưới của cặp đôi 9x:
5 ngày trước đám cưới, cầu thủ Duy Mạnh khoe ảnh cưới trên trang cá nhân. Cô dâu chú rể tạo dáng trong trang phục ‘áo số’ khiến nhiều bạn trẻ yêu thích.
" alt="Duy Mạnh, Quỳnh Anh khoe ảnh cưới lãng mạn"/>Nhận định, soi kèo Bremen vs Mainz, 02h00 ngày 1/2: Trở lại mạch thắng
Tôi kết hôn được hơn 3 năm. Người ta nói thời gian đầu sau hôn nhân, cuộc sống đầy màu hồng vậy mà chúng tôi lại xảy ra rất nhiều bất đồng ngay từ khi vừa cưới. Nguyên nhân là tôi và gia đình chồng không hòa hợp nhau.
Chồng tôi sinh ra trong gia đình có 5 người con (4 trai, 1 gái). Gia đình anh trước đây ở quê. Sau này các con lên Hà Nội học và ở lại lập nghiệp, bố mẹ anh cũng bán căn nhà cũ ở một tỉnh miền Trung chuyển ra thủ đô.
Các anh, chị được dựng vợ gả chồng đều ra ở riêng, chỉ có chồng tôi là con trai út nên ở cùng bố mẹ.
Dù ra thủ đô nhưng ông bà vẫn giữ nếp sinh hoạt cũ. Nghĩa là vào buổi sáng, cả nhà dậy từ rất sớm, sau đó ăn sáng rồi mới đi làm.
Nhà chồng tôi không bao giờ ăn ở ngoài hàng quán, mẹ chồng tôi đi chợ đầu mối từ sáng sớm để mua bán được rẻ và tươi hơn. Tất cả quần áo, bà đều yêu cầu giặt tay vì giặt máy vừa tốn điện lại làm phai màu vải.
Các công việc đó, từ ngày tôi về làm dâu đều được mẹ chồng giao phó.
Ngoài ra, nhà chồng mỗi năm còn mấy chục đám cúng giỗ. Vào những ngày này, gia đình chồng rất coi trọng. Các con, cháu dù ở đâu, bận gì cũng phải xin nghỉ làm, về nhà từ rất sớm. Con trai, con rể chỉ việc ngồi buôn chuyện chờ mâm bê lên, trong khi đó các cô con dâu tất bật trong bếp.
Ăn xong, con trai, con rể 'ngồi chơi xơi nước' hoặc kéo nhau ra quán hát karaoke trong khi phụ nữ cắm mặt vào dọn dẹp.
Vào ngày lễ Tết, 'truyền thống' đó cũng không khác là bao, thậm chí còn nhiều tiệc, nhiều cỗ bàn hơn.
Từ ngày mùng 1 đến mùng 5, mẹ chồng thường xuyên gọi các con về. Mỗi lần về, những người phụ nữ lại phải tất bật lo mâm cỗ.
Khi các ông chén tạc chén thù, chị em tôi dù ăn xong trươc vẫn phải đợi chờ để dọn dẹp. Sau các cuộc rượu bia, chồng tôi say xỉn đến không biết đường về. Năm nào sau dịp Tết, anh cũng phải đi bệnh viện khám vì đau dạ dày do uống quá nhiều.
Vì thế Tết thành nỗi ám ảnh trong tôi. Năm vừa rồi, vào dịp Tết, chán cảnh bàn cỗ ê hề, tôi quyết định đặt vé để 2 vợ chồng đi du lịch.
Chồng tôi không muốn mẹ phật ý nhưng vì tiếc tiền nên đành đi cùng tôi. Chúng tôi đi nước ngoài đến mùng 5 Tết mới về. Gia đình chồng tôi vô cùng phẫn nộ. Khi chúng tôi vừa về đến sân bay, ông bà đã yêu cầu về nhà để họp gia đình.
Trong buổi họp đó, chồng tôi im lặng chịu trận nhưng tôi không thể im lặng. Tranh cãi xảy ra, tình hình căng thẳng khiến mẹ chồng tôi tăng huyết áp và ngất xỉu. Nhà chồng thấy thế gọi bố mẹ tôi sang để ‘trả con dâu’.
Không cần đợi họ phải đe dọa, tôi cũng dọn đồ đạc ra khỏi nhà vì bị xúc phạm và nhiều mâu thuẫn dồn nén quá lâu.
Tôi dọn ra ngoài ở vài tháng, chồng tôi vẫn muốn hàn gắn nhưng anh yêu cầu tôi phải quay lại xin lỗi bố mẹ chồng. Nếu gia đình chồng chấp thuận, tha lỗi, tôi mới được quay về.
Khi nghe thông báo từ phía chồng, tôi chán ngán không muốn trả lời. Chúng tôi ly thân và đang tiến tới hoàn tất thủ tục ly hôn khi cả hai đều không tìm được tiếng nói chung…
Giữa lúc đang đầu đầu vì vỡ nợ, chồng thất nghiệp, mẹ chồng sang nhà đề xuất năm nay tôi biếu bà chuyến du lịch vào dịp Tết.
" alt="Nghỉ Tết Nguyên Đán sang chảnh, vợ chồng tôi dắt nhau ra tòa"/>Nghỉ Tết Nguyên Đán sang chảnh, vợ chồng tôi dắt nhau ra tòa
Cùng để tóc ngắn, lối trang điểm giống nhau nên nhiều người nhận xét thật khó để phân biệt đâu là chị, đâu là em bởi vẻ ngoài giống nhau như đúc của hai người. Hiện Nga và Hằng đang học trường THPT Nguyễn Huệ - Yên Bái.
Vì học cùng trường, cùng lớp, cặp song sinh thường xuyên bị các bạn và giáo viên nhận nhầm, gọi nhầm tên lên bảng. Ngoài việc học tập, nhờ sở hữu ngoại hình xinh xắn nên hai chị em cũng nhận review sản phẩm, làm mẫu ảnh.
Song Tuyến - Song Tuyền
Lâm Vũ Song Tuyến và Lâm Vũ Song Tuyền (19 tuổi). Hai chị em hiện cùng theo học ngành Kế toán kiểm toán tại ĐH Tôn Đức Thắng, TP.HCM.
Song Tuyến và Song Tuyền có vẻ ngoài giống hệt nhau, từ gương mặt, chiều cao đến hình thể. Bên cạnh đó, hai cô gái còn để cùng một kiểu tóc và thường xuyên mặc trang phục giống nhau khiến người khác càng khó phân biệt.
Không chỉ ngoại hình mà cả giọng nói của hai chị em cũng được nhận xét là giống nhau. Nếu chỉ nói chuyện qua điện thoại, người ngoài cũng không thể phân biệt được.
Khi đã thân quen, bạn bè thường phân biệt hai chị em dựa trên phụ kiện như đồng hồ, vòng tay hoặc thói quen thường ngày. Bên cạnh đó, cô chị Song Tuyền là người ít nói, trầm tính trong khi cô em Song Tuyến lại hoạt ngôn hơn.
Quỳnh Anh - Mai Anh
Nguyễn Quỳnh Anh và Nguyễn Mai Anh cùng ngày sinh ngày 05/10/1995 và đều là cựu sinh viên Đại học kinh tế Moskva, Nga.
Ngay từ những ngày đầu tiên đặt chân tới xứ bạch dương, cặp chị em song sinh này đã khiến cộng đồng du học sinh Việt tại Nga “sốt xình xịch” bởi cả hai đều… quá xinh.
Những người mới gặp thường khá bối rối để phân biệt hai chị em, nhưng với những người đã quen biết từ lâu, chỉ cần nhìn sau lưng cũng biết đâu là Quỳnh Anh và đâu là Mai Anh.
Điểm để dễ phân biệt nhất là cô em Mai Anh có răng khểnh, còn cô chị Quỳnh Anh thì không. Ngoài ra, tính cách của hai chị em khá trái ngược nhau.
Cô chị Quỳnh Anh là tuýp người trầm tính, ít nói, ngại giao tiếp, sống nội tâm và ít khi biểu lộ cảm xúc ra ngoài còn Mai Anh hướng ngoại hơn.
Kim Chi - Mỹ Chi
Kim Chi và Mỹ Chi là cặp chị em sinh đôi được khen ngợi hết lời vì cả hai đều rất xinh đẹp, giỏi kiếm tiền. Vì quá giống nhau nên thỉnh thoảng còn khiến người khác khó phân biệt và nhận nhầm.
Cặp song sinh này có tên đầy đủ là Lê Nguyễn Kim Chi và Lê Nguyễn Mỹ Chi (sinh năm 2000).
Mỹ Chi từng chia sẻ, tuy sinh đôi nhưng tính cách, sở thích của hai chị em gần như trái ngược nhau hoàn toàn. Trong khi Kim Chi khá hiền và rụt rè thì Mỹ Chi lại cực mạnh mẽ, cá tính.
Kim Linh và Kim Nhật
Trần Thị Kim Linh và Trần Thị Kim Nhật là hai chị em sinh đôi 19 tuổi, sinh ra và lớn lên tại TP. Bà Rịa, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
2 chị em sinh đôi tuy nhiên phong cách lại khá khác nhau, người chị thì dịu dàng thùy mị, người em thì cá tính, năng động. Vì vậy với người mới gặp, việc nhận nhầm cũng ít xảy ra hơn.
Cả hai cô gái có ngoại hình khá giống nhau và tính cách cũng “lây” nhau. Linh và Nhật đều có ước mơ trở thành dược sĩ để có thể chăm sóc sức khỏe cho gia đình và mọi người.
Cụ bà 74 tuổi ở Ấn Độ vừa sinh đôi đã phải nhập viện điều trị vì biến chứng, trong khi chồng bà 82 tuổi đang bị đau tim.
" alt="5 cặp chị em song sinh vừa đẹp lại giỏi gây 'sốt' mạng"/>Ngày nay khi khoa học công nghệ phát triển, các hệ thống phanh đều đã cải tiến áp dụng các hệ thống cân bằng điện tử để hạn chế sự sai khác về lực phanh trên các bánh xe. Nhưng cánh tài xế vẫn tiếp tục "nhờ" các anh kiểm định viên "ăn gian" với những thông số khác bị chênh lệch so với tiêu chuẩn cho phép.
Ra trường, tôi từng có thời gian làm trong một xưởng sửa chữa bảo dưỡng phương tiện cho một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ cho thuê xe. Nhờ có đội thợ tay nghề cao, được quản lý giám sát bởi các kỹ sư lành nghề, chất lượng bảo dưỡng ở đây rất tốt. Tuy vậy, nhiều xe không qua được đăng kiểm dù chúng tôi đã căn chỉnh, sửa chữa rất kỹ càng. Điều này làm gia tăng thời gian chết của phương tiện, lãnh đạo doanh nghiệp nhiều lần yêu cầu làm rõ, để tránh ảnh hưởng trực tiếp đến uy tín đội thợ của xưởng. Tôi dành thời gian đến trạm đăng kiểm quan sát để tìm hiểu vấn đề và nhận thấy có nhiều xe tồi tàn hơn xe của đơn vị chúng tôi nhưng vẫn đạt kiểm định.
Sau vài chầu nhậu, tôi được cánh lái xe chia sẻ, xe không đạt do nhiều nguyên nhân, nhưng đa số là do tài xế quên để trên ghế phụ - nơi đăng kiểm viên lên dán nhãn đăng kiểm - một lượng tiền mặt phù hợp với những thông số kỹ thuật của phương tiện đã bị thay đổi hay chất lượng phương tiện của mình. Nếu con số không phù hợp, kết quả có thể cũng sẽ "không đạt", tài xế cần mang xe đi chỉnh sửa và quay lại ở buổi tiếp theo.
Những tiểu xảo như vậy ở một số trạm đăng kiểm, nhờ cánh tài xế, tôi đã tường tận từ hơn chục năm trước.
Theo quy định, mỗi xe ôtô đều phải đăng kiểm định kỳ, ngay cả xe mới xuất xưởng, và phải đảm bảo đáp ứng đầy đủ điều kiện mới được phép lưu thông. Nếu xe dưới 9 chỗ mà không sử dụng vào mục đích kinh doanh vận tải, chu kỳ đăng kiểm lần đầu là 30 tháng, những lần sau cách nhau 18 tháng. Sau 7 năm kể từ ngày sản xuất, chu kỳ đăng kiểm sẽ là 12 tháng. Những xe sản xuất 12 năm, chu kỳ đăng kiểm còn 6 tháng.
Quy định này được hầu hết các chủ phương tiện tuân thủ đầy đủ. Tuy nhiên, giấy chứng nhận đăng kiểm cấp cho phương tiện chỉ đảm bảo được các thông số khi kiểm tra và xác nhận đúng vào thời điểm mà xe nằm trong trạm. Trước và sau thời gian này, chất lượng của các bộ phận trên xe hoàn toàn phụ thuộc vào cơ sở bảo dưỡng sửa chữa cũng như người sử dụng. Thực tế thời gian qua có nhiều phương tiện đã đi thuê các chi tiết đạt chuẩn lắp lên xe đi đăng kiểm, sau đó lại tháo ra.
Những việc làm sai trái của nhiều trạm đăng kiểm nay đã bị phanh phui. Cục Đăng kiểm Việt Nam và các trung tâm đăng kiểm trên toàn quốc sẽ tiếp tục bị thanh tra, giám sát. Nếu chỉ một vài người sai phạm thì đó là vấn đề cá nhân. Nếu lỗi xảy ra một cách hệ thống, thì phải xem xét đến yếu tố cơ chế.
Chi phí cơ hội là một khái niệm thuộc kinh tế học hành vi, một người sẽ đưa ra lựa chọn phù hợp nhất cho chính mình, và họ phải bỏ qua những cơ hội khác. Chi phí cơ hội dựa trên cơ sở: nguồn lực là khan hiếm nên chúng ta phải thực hiện sự đánh đổi để nhận được một lợi ích nào đó mà họ cho là lớn hơn, phù hợp hơn. Trong trường hợp này rõ ràng chi phí "quên" một khoản tiền nào đó nhằm có giấy đăng kiểm là sự đánh đổi để có được thu nhập từ những chiếc xe khi đưa vào khai thác mà không phải nằm chờ sửa chữa để đăng kiểm lại. Lời giải ở đây là thiết kế một chính sách mà ở đó, chi phí lách luật phải cao hơn hẳn chi phí tuân thủ.
Vấn đề tiếp theo chính là hạ tầng giao thông ở Việt Nam hiện quá kém. Phương tiện chủ yếu lưu thông với tốc độ rất thấp, khiến chủ xe có tâm lý chủ quan, ít lưu ý sửa chữa bảo dưỡng để có một chiếc xe tốt, có thể chạy an toàn khi lưu thông. Khi ấy, đối với phần lớn chủ xe, đăng kiểm chỉ mang tính chất hoàn thiện một thủ tục hành chính nhằm đối phó với cảnh sát giao thông, thay vì coi đó là dịp kiểm tra lại độ an toàn của phương tiện.
Bởi vậy, theo tôi, cần cân nhắc thay đổi quy định hiện hành theo hướng kéo dài thời hiệu đăng kiểm, cho cả xe mới và xe cũ. Đăng kiểm không cần quá dày, chỉ cần chú trọng vào tính nghiêm túc, thực chất. Đồng thời, để đảm bảo thông số kỹ thuật xe khi lưu hành, cần quy định buộc chủ phương tiện tuân thủ khuyến cáo của nhà sản xuất khi thay đổi các thông số kỹ thuật liên quan đến an toàn phương tiện bắt buộc phải kiểm định lại, hoặc phải có chứng nhận bảo dưỡng, sửa chữa tại các cửa hàng ủy quyền uy tín.
Tôi cũng cho rằng, việc đưa ra mức xử phạt cao, có tính răn đe mạnh hơn, để tạo ra lợi thế so sánh với chi phí tuân thủ cũng sẽ giúp người vi phạm cân nhắc thay đổi hành vi của mình trong vấn đề đăng kiểm.
Cuộc thanh kiểm tra đang diễn ra trên toàn quốc là một tín hiệu đầy hy vọng về cơ hội lành mạnh hóa hoạt động đăng kiểm. Nhưng về lâu dài, chỉ có các chính sách phù hợp, các cơ chế minh bạch, hợp lý mới bài trừ triệt để tiểu xảo trong kiểm định ôtô.
Vũ Ngọc Bảo
" alt="Tiểu xảo đăng kiểm"/>